Top 5 loại rượu ngon nhất Việt Nam

Có thể nói rượu là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt từ gia đình ở nông thôn đến những thành thị lớn. Dưới đây chúng tôi xin điểm danh top 5 loại rượu Ngon nhất Việt Nam ,  có vị đặc trưng của vùng miền nhiều nhất và được sử dụng ưa chuộng nhất. 

1: Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)

Rượu Kim Sơn là một loại rượu đặc sản của vùng quê truyền thống Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình. loại rượu này chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc.Để cho ra được những thành phẩm thơm ngon mang đúng mùi vị của vùng miền thì điaàu tiên quan trọng nhất đấy là nguồn nước. Nguồn nước phải là nguồn nước giếng tự nhiên. Mang đúng đặc trưng của vùng miền rượu kim sơn thường có nồng độ khá cao, trong suốt . Rượu kim sơn khi uống vào thường có vị thơm và êm dịu. thêm nữa rượu kim sơn càng để lâu thì vị rượu càng thơm, càng ngon . Đặc biệt với công nghệ sản xuất thủ công, nguyên liệu hoàn toàn bằng tự nhiên nên rượu kim sơn có tác dụng rất tốt cho sức  khỏe..

nếu nói đến ngâm rượu để cho ra các loại rượu ngâm đặc sắc như rượu rắn, rượu bìm bịp, rượu tắc kè… thì rượu nguyên chất kim sơn được nhắc đến tên nhiều nhất.

Men rượu được đặc chế từ 36 vị thuốc Bắc cộng với bí quyết gia truyền được truyền lại qua hàng trăm năm nay đã tạo ra loại rượu không những nổi tiếng trong vùng mà ngày càng được biết rộng rãi trên cả nước như theo bước chân của những người con Ninh Bình rời quê hương đi lập nghiệp phương xa vậy. Hương vị ngọt ngọt, cay cay của rượu khiến cho người uống cảm nhận được sự ngọt ngào, ấm nồng tình cảm của con người vùng đất Cố đô lịch sử.

BÍ QUYẾT NẤU RƯỢU KIM SƠN THƠM NGON

–Bước 1:Gạo nấu rượu: Gạo nếp được sử dụng nấu rượu Kim Sơn quyết định đến 60% chất lượng rượu thành phẩm.
Người dân Kim Sơn sử dụng 2 loại gạo nếp nổi tiếng nơi đây là gạo nếp chiêm và gạo lựt (nếp mùa), ít địa
phương nào có để tạo nên hương vị đặc biệt cho loại rượu này. Đem gạo đi xay, không được xay nhuyễn trắng
mà vẫn phải giữ lớp vỏ bên ngoài của hạt gạo để giữ lại hương vị.
bước 2: Nước nấu rượu: Nước nấu rượu dùng loại nước giếng khơi quanh năm nước xanh mát.

bước 3: Men nấu rượu: Men rượu được làm từ 36 vị thuốc Bắc với bí quyết gia truyền hàng trăm năm đã tạo ra loại
rượu nổi tiếng không những trong vùng, mà còn được biết rộng rãi trên phạm vi khắp cả nước.
bước 4: Cách nấu rượu – Đấu rượu:Người dân Kim Sơn thường dùng một chiếc nồi làm bằng đồng khi đấu rượu. Trên
đó là một cái chõ làm bằng gỗ có máng và đường dẫn rượu ra bên ngoài. Còn ở bên trên chõ là chậu nước to
được để nghiêng, với mục đích là giữ lạnh trong quá trình nấu rượu. Trong quá trình nấu, rượu Kim Sơn khi bốc
hơi lên từ đáy nồi bên dưới gặp chậu nước ở trên sẽ hóa thành dạng lỏng để men theo máng và đi ra ngoài.
Bước 5:  Phương pháp chưng cất rượu: Công đoạn này có cẩn thận, tỉ mỉ thì mới quyết định chất lượng rượu được
hoàn hảo nhất đến tay các Danh tửu. Đây là phần quyết định tới tay nghề của người nấu rượu.

2: Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)

 

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam. Ruộng bậc thang và hoa Ban là đặc điểm thiên nhiên nổi bật khi ra nhắc đến tỉnh này. Rượu Mẫu Sơn là một loại rượu đặc sản của dân tộc thiểu số Dao sống trên núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn.

Rượu được chưng cất từ men thảo dược quý, nước suối trong vắt trên núi cao và gạo nương trắng tròn. Rượu Mậu Sơn trong vắt, thoảng hương thảo mộc và có vị ngọt cay.

Rượu gạo Mẫu Sơn là một trong những loại rượu gạo nổi tiếng của Việt Nam, nhiều người thích nó vì nó có hương vị đặc biệt. Rượu Mẫu Sơn do người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình – Lạng Sơn) sản xuất ở độ cao 800 – 1000m so với mực nước biển theo cách truyền thống, bí quyết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Rượu được chưng cất bằng men thuốc bí mật và phương pháp chưng cất truyền thống của người Dao trong hàng trăm năm nay. Xưa kia, rượu luôn được ủ trên những hang đá quanh năm gió rét tại đỉnh Mẫu Sơn.

Người Dao làm ra rượu ngon với hương vị cay nồng như vậy, mục đích ban đầu là làm ấm cơ thể trong tiết trời lạnh giá. Sau là để làm thức uống chén chú chén anh trong những lễ hội, đám cưới, ma chay.

Ban đầu rượu không có tên, rồi như thể gắn liền với đỉnh Mẫu Sơn kỳ vĩ, rượu mới có thể ngon đến vậy. Vì lẽ đó, tên gọi rượu Mẫu Sơn ra đời.

 

3: Rượu làng Vân Bắc Giang 

Quê hương của Bà Tân Vlog là nơi cho ra đời loại rượu làng Vân nổi tiếng khắp miền Bắc nước ta. Đây là một loại rượu ngon được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng trồng trên cánh đồng làng Vân Xá, xã Vân Hà, huyệt Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, men dùng nấu rượu cũng là loại men bí truyền của người làng Vân. Đó là lý do mà danh tửu này luôn đi kèm với cái tên làng Vân mỗi khi ai đó nhắc đến đặc sản của vùng đất Bắc Giang.

Người làng Vân cho biết ở đây có 3 loại rượu, được nấu từ gạo nếp cái hoa vàng, gạo tẻ và gạo nếp. Trong đó, rượu nếp cái hoa vàng là tinh túy của làng nghề, làm nên thương hiệu rượu nổi tiếng cho người làng Vân.

Khi nấu rượu, người thợ phải chọn được loại nếp ngon nhất để nấu rượu cốt. Bên cạnh đó, còn phải chuẩn bị thêm một mẻ cơm to và chín đều làm chất xúc tác cho quá trình rượu “hóa vàng”. Trong quá trình này, phần rượu cốt sẽ được đổ vào một cái chum lớn khoảng 50 lít, dưới đáy chum được lót thêm một lớp cơm để hút độ rượu. Rượu làng Vân thường được ủ trong thời gian khoảng 6 tháng. Lúc này, rượu trong vắt, màu vàng ươm và tỏa mùi thơm dịu với độ cồn khoảng 5 – 7 độ.

4: Rượu Cần – Văn hóa đặc sản Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, uống rượu là nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong các cuộc vui và lễ hội mỗi năm. Rượu cần thường được dùng trong các dịp tế lễ thần linh, lễ hội hàng năm và trong các bữa cơm gia đình. Rượu có vị thơm nồng, ngọt dịu như tiếng cồng chiêng và có màu rượu hơi vàng. Với không khí tại Tây Nguyên, chẳng qua khi nói đây là một trong 5 loại rượu nặng nhất Việt Nam.

Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu.

Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngàyhội làng và dành đãi khách. Uống rượu cần thể hiện sự đoàn kết với nhau và văn hóa trong uống rượu, không có chuyện chén chú, chén anh,..Mọi người cùng uống với nhau chung cần, già, trẻ, tra, gái nhâm nhi để cho cuộc vui thêm bất tận. Hiện nay, rượu cần không chỉ dành riêng cho các đồng bào Tây Nguyên, mà người Kinh chúng ta cũng hay thích uống rượu cần – thưởng thức món đặc sản của người đồng bào Tây Nguyên trong các dịp lễ tết, hay những đêm lửa trại đúng là một cảm giác khó tả.

5:  Rượu vang Đà Lạt (Lâm Đồng)

Vang là một loại rượunhẹ được chiết suất từ trái cây tươi, mà phổ biến là nho, mận, dâu tằm… Đặc biệt dâu tằm làm rượu vang không giống với dâu mà người ta thường trồng để nuôi tằm. Thay vì ít lá, loại dâu này cho nhiều trái, những trái dâu đen thẫm, cuộn xoắn như từng chùm nho nhỏ xíu. Dâu làm rượu vang chỉ thích hợp trồng ở vùng khí hậu lạnh. Đây là loại dâu tằm rất lạ được mang về từ bên Pháp để làm ra rượu vang.

Người Đà Lạt rất thích uống rượu vang, có lẽ là để giữ ấm cho cơ thể khi sống trong vùng đất sương lạnh gần như quanh năm. Dần dần, rượu vang được xem như một trong những đặc sản truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Đà Lạt mỗi dịp Tết đến xuân sang.

© 2021 Nhà Máy Rượu Như Ý. Thiết kế Website bởi Ruounhuy.

Chấp hành nghị định số 105/2017/NĐ-CP của chính phủ về kinh doanh rượu và các quy định về quản lý thương mại điện tử. Ruounhuy là kênh giới thiệu không buôn bán qua mạng internet các loại rượu có độ cồn trên 15 độ và cho người dưới 18 tuổi. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ Hotline để được tư vấn thêm.