Từ Bắc chí Nam mỗi vùng luôn có các loại rượu truyền thống mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền. Ở bài viết này sẽ giúp bạn điểm danh các loại rượu truyền thống Việt Nam.
Các loại rượu truyền thống Việt Nam
1. Rượu San Lùng (Lào Cai)
Rượu San Lùng là một thương hiệu rượu đặc sản của người Dao đỏ đang sinh sống tại Lào Cai.
Rượu San Lùng có mùi thơm lạ và độc đáo từ men của 15 loại lá rừng cùng vị đậm đà của thóc nương. Cùng với nguồn nước và khí hậu vùng Tây Bắc đã giúp cho Rượu San Lùng mang trong mình một hương vị vô cùng đặc biệt. Rượu trong vắt, hương thơm tinh khiết, vị ngọt dịu và hơi ngậy.
Rượu thường được nấu để cúng thần tiên, trời đất. Vì th, không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực mà rượu San Lùng còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa sâu sắc ủa người Dao đỏ.
2. Rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn)
Nằm trong danh sách các loại rượu truyền thống Việt Nam, rượu Mẫu Sơn là cái tên đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt. Đây là loại rượu có sự kết hợp oàn hảo từ men lá của người Dao, khí hậu Mẫu Sơn, nguồn nước Mẫu Sơn và phương pháp chưng cất độc đáo. Trong những ngày thời tiết giá rét, chỉ cần nhâm nhi 1 chút rượu Mẫu Sơn và ngân nga một vài điệu nhạc dân tộc nơi đây bạn sẽ cảm thấy ấm áp và khoan khoái lạ thường.
3. Rượu ngô Bản Phố – Bắc Hà (Lào Cai)
Rượu ngô Bản Phố – Bắc Hà hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà. Đây là thương hiệu rượu truyền thống ngon của người Mông sống ở Bắc Hà, Lào Cai.
Rượu ngô Bắc Hà được nấu từ nước suối Hang Dế và ngô được trồng ở trên núi đá cao heo hút chứ không phải ngô trồng trên nương rẫy bình thường. Giống ngô được trồng trên núi đá này sản lượng hàng năm không cao, nhưng chất lượng lại rất tốt, hạt mềm, bùi và cực giàu chất dinh dưỡng. Rượu Bản Phố có màu trong veo, hương vị thơm nồng, cảm giác êm dịu, uống vào không gắt, không chua. Đây cũng chính là nét đặc biệt làm nên nét riêng của Rượu ngô Bản Phố – Bắc Hà.
4. Rượu Ba Kích (Quảng Ninh)
Rượu Ba Kích của người Quảng Ninh là một vị thuốc nam quý hiếm.
Rượu là sự kết hợp giữa ba kích với rượu không chỉ tạo ra một bài thuốc quý mà còn là một thứ rượu ngon hảo hạng của người Quảng Ninh.
5. Rượu làng Vân (Bắc Ninh)
Rượu làng Vân là một loại rượu truyền thống không thể thiếu trong những dịp lễ hội của người Bắc Ninh.
Rượu làng Vân được nấu bằng loại gạo nếp chất lượng, chắc mẩy cùng men gia truyền gồm 36 vị thuốc bắc quý hiếm. Tất cả những nguyên liệu này sẽ được ủ bởi đôi bàn tay khéo léo, tài tình của người dân làng Vân. Chính sự cầu kỳ này đã làm nên thương hiệu rượu đặc sản của người Bắc Ninh.
6. Rượu Kim Sơn (Ninh Bình)
Rượu Kim Sơn được sản xuất tại làng nghề rượu thuộc Kim Sơn, Ninh Bình.
Rượu được làm từ gạo nếp, men thuốc bắc và nước từ nước giếng tự nhiên, sau đó sẽ được sản xuất theo bí quyết gia truyền của người dân Kim Sơn. Rượu có nồng độ khá cao, màu trong, mùi thơm nhẹ nhưng khi uống lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
7. Rượu Bó Nặm (Bắc Kạn)
Rượu Bó Nặm là loại rượu trắng nổi tiếng của người Bắc Kạn. Rượu được lên men từ ngô và thảo dược, nấu theo phương thức bí truyền. Rượu có hương thơm dễ chịu, vị hơi ngọt, khi uống rất dễ chịu.
8. Rượu cần (Tây Nguyên)
Rượu cần là loại đồ uống đặc trưng thường có trong các lễ hội và nghi thức thờ cúng của người dân tộc Ê Đê sống ở các tỉnh Tây Nguyên. Rượu được được ủ trong các vại sành (ché), lên men một cách tự nhiên, hoàn toàn không qua đun nấu. Khi uống người ta sẽ hút rượu qua một ống tre hoặc trúc dài, đã đục lỗ. Rượu cần là thứ rượu quý của người dân Tây Nguyên, và thường chỉ được dùng trong các dịp lễ tế thần linh, tiếp đãi khách quý của người Tây Nguyên.
10. Rượu Bàu Đá (Bình Định)
Ngày xưa, người Bình Định chỉ sử dụng một bàu nước nguồn duy nhất để chưng cất nên rượu. Nhưng ngày nay bàu nước xưa ấy đã cạn nên người dân Bình Định đã chuyển sang dùng những mạch nước giếng của làng. Cũng chính vì thế mà rượu rất dễ bị pha tạp, bạn cần tìm đúng nơi thì mới có được những bàu rượu ngon đúng vị.
11. Rượu Hồng Đào (Quảng Nam)
Trong danh sách các loại rượu truyền thống Việt Nam thì rượu Hồng Đào là loại rượu nổi tiếng của người Quảng Nam. Để làm rượu Hồng Đào rất cầu kỳ. Gạo sau khi lên men để tạo ra rượu trắng sẽ được người ta dùng cây tăm hương (loại chân hương đã đốt còn lại trong bát nhang) hoặc có thể sử dụng vỏ bao hương nhúng vào rượu trắng. Cách làm này sẽ giúp cho rượu trắng được nhuộm thành màu hồng. Đó cũng là nguồn gốc của tên rượu Hồng Đào.
12. Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh)
Rượu Xuân Thạnh là loại rượu truyền thống nổi tiếng của người Trà Vinh. Rượu khá nặng đô, trong vắt, hương vị nồng nàn nhưng khi uống vào lại rất êm, không gây khó chịu như những loại rượu pha tạp chất.
13. Rượu đế Gò Đen (Long An)
Rượu đế Gò Đen là đặc sản của vùng đất Long An. Để làm nên rượu đế Gò Đen ngon thì người ta sẽ phải lựa chọn kỹ càng từ những hạt gạo nếp. Hạt gạo nếp phải trắng, mẩy, hạt tròn, thường là loại nếp hương hay nếp ngỗng. Chính từ sự khắt khe trong khâu tuyển chọn đã giúp cho rượu đế Gò Đen trở thành một trong những “đệ nhất mỹ tửu” của mảnh đất Việt.
Bài viết trên đã giúp bạn biết được các loại rượu truyền thống Việt Nam, những loại rượu đã có từ rất lâu và được nhiều người yêu thích. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về các loại rượu ngon nổi tiếng của người Việt.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về: Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Như Ý Chai