Mỗi khi nhắc đến rượu vang chúng ta ai cũng sẽ nghĩ đến loại rượu vang đó sẽ có hương vị như thế nào, hoặc dùng loại ly nào để uống hay món ăn nào mới phù hợp. Nhưng có khi nào bạn tìm hiểu về các loại nút chai rượu vang thường được dùng hay chưa? Tại sao loại rượu này người ta lại dùng loại nút chai này mà không phải là nút chai khác? Cùng ruounhuy tìm hiểu ưu và nhược điểm các loại nút chai rượu vang trong bài viết dưới đây nhé!
Ưu và nhược điểm các loại nút chai rượu vang
1. Nút Bần
Nút bần có lẽ là loại nút mà bạn được nghe nhiều nhất bởi đây là loại nút được dùng phổ biến nhất hiện nay. Ở khoảng thế kỷ thứ I Trước Công Nguyên, có một chai rượu được tìm thấy ở Ephesus – thành phố của Hy Lạp. Chai rượu này được niêm phong bởi một loại nút làm từ vỏ của cây sồi, đó chính là tiền thân của nút bần ngày nay.
Ưu điểm của nút bần
Hiện nay, trên thế giới có đến khoảng 2,4 triệu ha cây sồi. Trong đó, có đến hơn một nửa được thu hoạch dùng để chế biến chai rượu vang đến từ Bồ Đào Nha. Cùng với tuổi thọ của cây sồi lên đến 200 năm nên dùng một cây có thể tạo ra được hàng ngàn nút bần để bảo quản chai rượu vang.
Ngoài ra, nút bần là vật liệu có thể được tái tạo 100%, bạn có thể khử trùng, đun sôi, xử lý bằng nước đun sạch…cho những lần dùng tiếp theo. Đặc biệt hơn là nút bần khá nhẹ, có thể nổi được trên mặt nước, có tính chống cháy, giúp giảm quá trình lão hóa của rượu, giữ cho hương vị của rượu vang được ngon hơn. Không chỉ thế, với tính đàn hồi của mình nút bần còn giúp cho cổ chai rượu vang được bịt kín hơn, giữ cho oxy bên ngoài không tiếp xúc được với rượu vang, giúp bảo quản rượu được lâu hơn.
Nhược điểm của nút bần
Tuy là loại nút có nhiều ưu điểm nhưng không phải vì thế mà nút bần lại không có một nhược điểm nào. Nhược điểm của nút bần đó chính là khi gặp các hợp hợp chất hóa học 2, 4, 6 trichloroanisole hoặc TCA sẽ làm cho nút chai sinh ra một số loại nấm và gây ra mùi ẩm ướt hoặc mùi mốc đến rượu. Chính thế mà các nút bần luôn được các nhà sản xuất kiểm soát vô cùng chặt trong quá trình sản xuất. Nếu như chất TCA trên 10% thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, làm rượu bị nhiễm độc. Tỷ lệ “đẹp” của chất TCA trong nút bần khoảng 3% – 7%.
Bên cạnh đó, nút bần có tính đàn hồi của gỗ sau khi xử lý nên một số nút bần sẽ bị vỡ vụn theo thời gian. Vì thế đôi khi phần vụn này sẽ bị sót ở đáy chai rượu, hoặc trong quá trình mở chai rượu phần vụn vỡ này cũng sẽ dễ chạm vào rượu. Để giảm thiểu được tình trạng này khi phục vụ rượu vang ở các nhà hàng thì người ta thường dùng đến decanter để lọc cặn còn sót lại.
2. Nút nắp Vặn
Loại nút chai rượu vang thứ 2 đó chính là nút nắp vặn (tiếng Anh gọi là Screw Cap). Đây là loại nút được làm ra để khắc phục những nhược điểm của nút bần và giúp giảm chi phí đóng chai. Nhưng ngay từ khi ra đời thì nút nắp vặn đã làm cho rượu bị nhiễm độc. Kể từ đó, nút nắp vặn đã được thiết kế gồm có nắp nhôm lót bằng nhựa bên trong và được tích hợp với phần vỏ được làm bằng kim loại hoặc giấy chuyên biệt giúp ôm sát đỉnh cổ chai để đảm bảo hương vị rượu ở bên trong.
Ưu điểm của nút nắp vặn
So với nút bần thì nút nắp vặn sẽ không có hiện tượng nhiễm độc bởi chất hóa học TCA. Không chỉ thế, nút nắp vặn có tuổi thọ và có thể tồn tại lâu hơn, giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất, mở và đóng chai rượu vang được dễ dàng hơn, không bị tác động mùi của nút chai, giúp ổn định trong việc bảo quản chai rượu vang ở dáng đứng hoặc nằm thoải mái…
Nhược điểm của nút nắp vặn
Người ta thường hay quan niệm rằng để nhận biết đó là chai rượu vang xịn hay vang rẻ thì nhìn nắp chai rượu sẽ biết được. Thật vậy, đối với những chai rượu vang đắt đỏ thì người ta thường dùng nút bần chứ không dùng nút nắp vặn.
Tiếp đến, có nhiều ý kiến cho rằng nếu dùng nút nắp vặn thì sẽ khiến cho tuổi thọ của rượu vang bị giảm sút, và người ta vẫn ưu tiên dùng nút bần để đảm bảo tuổi thọ cho rượu vang. Đây cũng chính là lý do mà nút bần vẫn được sử dụng rộng rãi hơn nút nắp vặn.
Ngoài ra, chất liệu làm nút nắp vặn thường là nhôm và nhựa PVDC làm lớp lót nên có sự ảnh hưởng đến môi trường vì các chất này không dễ bị phân hủy mặc dù có thể dùng để tái chế.
3. Nút chai tổng hợp
Loại nút chai rượu vang thứ 3 đó là nút chai tổng hợp có tên gọi tiếng Anh là Synthetic Cork. Đây là loại nút được làm từ nhựa polyetylen. So với nút bần thì nút chai tổng hợp dễ được uốn cong và cũng có thể tạo được độ xốp tự nhiên như nút bần. Hợp chất nhựa sinh học dùng để làm nút chai tổng hợp là từ ethylene – một hợp chất dùng để chế biến nguyên liệu thô tái tạo như mía.
Ưu điểm của nút chai tổng hợp
Ưu điểm tốt nhất của loại nút chai này đó chính là khó bị nhiễm độc bởi hợp chất TCA, rất bền và không bị biến chất. Không chỉ thế nút chai tổng hợp còn không bị dễ vỡ và để lại cặn bên trong như nút bần. Đặc biệt hơn nữa là chi phí cho loại nút chai này cũng rẻ hơn 2 loại nút bần và nút nắp vặn.
Nhược điểm của nút chai tổng hợp
Quá trình phân hủy lâu nhưng có thể tái chế sử dụng. Nút chai tổng hợp không dễ mở, có một số loại sau khi khui sẽ rất khó để có thể đóng lại được. Bên cạnh đó, nút chai tổng hợp còn có mùi rất khó chịu, nên sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chai rượu vang.
4. Một số nút chai rượu vang khác
Ngoài những nút chai rượu vang trên thì còn có một số nút chai rượu vang khác như:
- Zork: Là nút chai rượu được làm bằng nhựa, được đóng kín bằng một dải nhựa kín giúp đóng và mở chai rượu được dễ dàng.
- Vinoseal: Đây là nút chai được làm ở dạng thủy tinh, nhưng sau khi được bàn giao cho nhà sản xuất kinh Preciosa của Séc vào năm 2003, thì nút Vinoseal được đổi thành nhựa hoặc nhôm để đảm bảo hơn trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
- Helix: Đây là dạng nút chai xoắn ốc được sản xuất bởi Amorim của Bồ Đào Nha và nhà sản xuất chai thủy tinh Owens tại Illinois.
- Nắp chai vương miện: Không chỉ được dùng để đóng bảo quản chai rượu vang mà nút nắp chai vương miện còn được sử dụng rộng rãi cho các dòng bia hiện nay. Nắp chai vương miện được sản xuất theo phương pháp truyền thống dùng để bịt kín chai rượu..
>>> Bạn tìm hiểu thêm: Rượu Mirin là gì? Quy trình sản xuất rượu Mirin của người Nhật