Cách ngâm rượu ba kích giúp cho xương khớp chắc khỏe, cải thiện khả năng sinh lý luôn được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Trong bài viết này sẽ giúp bạn ngâm rượu ba kích đúng chuẩn.
Chuẩn bị trước khi ngâm rượu ba kích
Ba kích là một loại thuốc quý thuộc cây dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm tại những vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc. Để có thể ngâm được những bình rượu ba kích ngon thì bạn cần lựa chọn nguồn gốc nguyên liệu, bình và rượu thật kỹ. Bởi đây chính là yếu tố quan trọng quyết định đến toàn bộ chất lượng của bình rượu.
Sơ chế ba kích tươi khi ngâm rượu
- Chọn củ ba kích không cần to, chọn củ già sần sùi vì củ càng già ngâm chất rượu tốt hơn, không chọn củ trơn bóng.
- Nên chọn ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng.
- Rửa bằng nước sạch và dùng bàn chải chà cho hết đất. Rửa nhiều lần cho đến khi nước trong thì vớt vào rổ để cho ráo nước
Cách rút lõi ba kích
Lõi ba kích khô, cứng, không có dưỡng chất, không có tác dụng chữa bệnh. Nên để bỏ lõi ba kích thường sẽ tốn rất nhiều công, và hao hụt cân nặng nên giá thành cao và quý hơn. Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng ruột ba kích không tốt cho sức khỏe, và làm ảnh hưởng đến vị của rượu nên cần được loại bỏ. Dưới đây là các cách rút lõi ba kích bạn có áp dụng:
Rút lõi ba kích tươi bằng tay
Do chỉ được trồng khoảng 3-4 năm là có thể thu hoạch, nên củ ba kích tím khá mềm nên bạn có thể rút lõi ba kích tươi bằng tay. Hơn nữa, ba kích tím có hàm lượng nước nhiều nên cũng có thể rút được bằng tay.
Để rút lõi ba kích tươi thì bạn có thể dùng dao chẻ dọc lõi ba kích thành 2 phần. Sau đó, bạn dùng tay kéo 2 phần mõi về 2 phía, và có thể dễ dàng loại bỏ được ruột của ba kích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua về phơi héo qua 1-2 ngày nắng, ba kích sẽ mất bớt nước, trở nên dẻo, lúc này lõi ba kích và phần thịt sẽ tách rời, bạn có thể lấy lõi ra một cách dễ dàng.
Rút lõi ba kích bằng đập dập
Ngược lại, với loại ba kích trồng thì ba kích rừng hơi khó để có thể lấy lõi. Nên để loại bỏ lõi ba kích thì người ta thường dùng cách đập dập. Cách này giúp bạn bỏ lõi ba kích nhanh chóng, thuận tiện và đạt năng suất cao. Bởi khi củ ba kích bị đập dập sẽ vỡ vụn, không dính lõi, thịt và lõi tách biệt nhau.
Đặc biệt, ba kích rừng không có nhiều nước như ba kích trồng vì thế bạn không nên mang phơi, bởi nếu phơi sẽ khiến cho phần thịt và lõi dính chặt với nhau hơn, sẽ khó rút lõi hơn.
Cách chọn rượu và bình để ngâm rượu ba kích
- Chọn rượu nếp trắng hoặc rượu tẻ, nguyên chất, không nên lấy rượu men tàu để ngâm rượu ba kích.
- Rượu nếp từ 40-50 độ. Rượu đã được để vài tháng càng tốt.
- Chọn bình thủy tinh hoặc bình gốm không tráng men bên trong, chứ không nên dùng bình, chai nhựa để ngâm rượu ba kích ngon.
Cách ngâm rượu ba kích ngon chuẩn vị
Công thức chuẩn nhất để ngâm rượu ba kích là: 1 kg Ba kích tươi với 5 lít rượu trắng. 1kg ba kích khô ngâm với 8 lít rượu trắng. Thời gian ngâm khoảng 2-3 tháng là đã có thể sử dụng được, tuy nhiên ngâm càng lâu càng tốt, uống sẽ càng ngon hơn.
Cách ngâm rượu ba kích tươi
- Dùng 1 kg củ tươi ngâm với 5 lít rượu.
- Ba kích tươi có nhiều nước nên sẽ làm loãng và giảm nồng độ cồn của rượu. Vì thế khi dùng bạn sẽ thấy rượu ngâm bằng ba kích tươi sẽ nhạt vị hơn rượu ngâm bằng ba kích khô.
Cách ngâm rượu ba kích khô
- Dùng 1 kg củ khô ngâm với 8 lít rượu.
- Dùng chảo sạch cho ba kích khô vào đảo qua đảo lại trên lửa nhỏ, khoảng chừng 15 phút sau đó để nguội.
- Lấy rượu tráng qua bình ngâm rồi mới cho ba kích và rượu nếp vào.
- Để đảm bảo không bay hơi, bạn lấy miếng ni lông chèn lên miệng bình rồi mới đậy nắp lại.
Ngoài những cách ngâm rượu ba kích trên thì bạn có thể kết hợp ba kích cùng với các vị thuốc khác để tạo ra bài thuốc tốt cho sức khỏe.
>>> Bạn muốn tìm hiểu thêm về: