Ngộ độc rượu là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi bị ngộ độc rượu như thế nào để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe? Bạn cùng ruounhuy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Ngộ độc rượu là gì?
Ngộ độc rượu là gì? Đó là chính là việc bạn uống quá nhiều rượu hoặc uống các loại rượu có men cồn cao dẫn đến việc hấp thụ độc tố vào cơ thể mà cơ thể không thể kháng lại được dẫn đến tình trạng ngộ độc rượu tức thời cho người uống. Cũng chính vì thế, ngay khi có các dấu hiệu của việc ngộ độc rượu thì các nạn nhân cần được sơ cấp cứu ngay tại chỗ trước khi đưa đến bệnh viện để tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc rượu bao gồm:
- Động kinh.
- Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt).
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
- Co giật.
- Tê, yếu một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.
- Thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều. Thở chậm (dưới tám hơi thở một phút), thở không đều (khoảng cách hơn 10 giây giữa các nhịp thở). Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.
- Đái, ỉa ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).
- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
Nguyên nhân và cách xử lý khi bị ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong do uống phải một lượng rượu lớn trong khoảng thời gian ngắn. Sử dụng quá nhiều rượu sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, có khả năng dẫn đến hôn mê và tử vong. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc và các cách xử lý:
Nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc rượu
Nguyên nhân chính khiến bạn bị ngộ độc khi sử dụng rượu đó là ý thức cũng như kiến thức về rượu của bạn còn quá ít, chưa vững nhất là đối với nhưng loại rượu đang được bày bán ngập tràn ở ngoài thị trường. Bên cạnh đó, việc bạn sử dụng phải rượu giả, rượu kém chất lượng cũng là những nguyên nhân khiến cho bạn bị ngộ độc rượu. Trong số các vụ ngộ độc rượu thì ngộ độc rượu do hàm lượng methanol cao chiếm 32,1%; rượu ngâm thuốc lá chiếm 17,9%; rượu ngâm cây rừng độc chiếm 39,3%… Không chỉ thế rượu còn được xác định là loại đồ uống có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây bệnh nguy hại lớn cho sức khỏe của loài người.
Ngày nay, nguyên nhân khiến cho nhiều người bị ngộ độc rượu ngày càng tăng đó là do trên thị trường vẫn chưa thể kiểm soát chặt chẽ được việc bày bán quá nhiều những loại rượu không có nguồn gốc rõ ràng. Do ý thức chưa tốt của những người sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận trước mắt mà các loại rượu chứa hàm lượng methanol cao (cồn công nghiệp), rượu giả…vẫn còn tồn tại rất nhiều. Bên cạnh đó, vì kiến thức hạn hẹp, ham rẻ, các cơ quan quản lý chưa quản lý hiệu quả chất lượng rượu, đặc biệt đối với các loại rượu thủ công.
Người sử dụng rượu lâu ngày cũng có thể bị ngộ độc rượu do rượu làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Bên cạnh đó, người uống rượu lâu năm khi bị viêm phổi, nhiễm trùng cũng sẽ rất dễ bị trở nặng, tăng nguy cơ tử vong so với người không dùng rượu trong cùng một loại bệnh. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương, tỷ lệ điều trị tâm thần do rượu chiếm 5 – 6% số bệnh nhân và vẫn đang có xu hướng tăng.
Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu
Thường khi bị ngộ độc rượu bạn hoặc những người xung quanh sẽ bị hoảng sợ, không biết phải xử lý như thế nào. Khi gặp phải tình huống này bạn không nên quá hoảng sợ mà cần hết sức bình tĩnh để giải quyết tình huống. Nếu nồng độ rượu trong máu dưới 3g/l, giã rượu bằng phương pháp dân gian, nằm nghỉ càng lâu càng tốt. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Và:
- Đặt người bị ngộ độc rượu ở tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
- Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai và mắt, loạn nhịp tim, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Hướng dẫn cách chăm sóc người bị ngộ độc rượu
- Để chăm sóc tốt người bị ngộ độc rượu bạn chỉ cần làm những việc sau đây:
- Theo dõi huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ thường xuyên.
- Để giảm độc tố của rượu: tăng chuyển hóa rượu bằng nhiều cách khác nhau, đầu tiên là các loại đường glucid, fructose, glucose để giảm nhanh nồng độ rượu trong máu, làm chậm sự hấp thu rượu.
- Thông đường thở, cho thở ô xy, bóp bóng, máy thở hỗ trợ nếu cần, để loại nhanh cồn ethylic.
- Nếu người ngộ độc bị hôn mê: xoay trở thường xuyên 2 giờ/lần để chống loét; đặt thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu của bệnh nhân; hút dịch tiêu hóa; làm ấm từ từ cơ thể, nếu hạ nhiệt độ; rửa dạ dày bằng than hoạt tính hoặc muối kiềm; sử dụng thuốc lợi tiểu. Nếu người bị ngộ độc rượu có biểu hiện vật vã cần cho thuốc an thần (lưu ý phải rất thận trọng); hỗ trợ tim mạch, ổn định huyết áp; sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu…
Ngoài ra, để phòng ngừa ngộ độc rượu tốt nhất thì bạn không nên mua, uống những loại rượu không có nguồn gốc rõ ràng, nên mua ở những cơ sở có uy tín, chất lượng đã được cơ quan chức năng kiểm định về chất lượng.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được về ngộ độc rượu là gì, các triệu chứng nguyên nhân và cách xử lý khi bị ngộ độc rượu. Hi vọng những thông tin mà ruounhuy chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho cuộc sống và sức khỏe của bạn khi sử dụng rượu.
Bạn tìm hiểu thêm: Uống rượu vang nên kết hợp với món ăn gì mới chuẩn vị?