1: rượu rắn là gì ?
Rượu rắn là một loại rượu thuốc rất được ưa chuộng và có giá trên thị trường. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, thường lùng mua rượu rắn bằng mọi giá vì được rỉ tai về tác dụng cường gân, tráng cốt và gia tăng “bản lĩnh đàn ông” của loại rượu thuốc này.
Rắn là loài bò sát di chuyển nhanh, vận động nhiều, có hệ cơ săn chắc, khớp xương lưng mềm mại, dẻo dai; dân gian từ lâu đã lưu truyền tác dụng của rắn trong chữa trị các bệnh về xương khớp, suy giảm sinh lý…
Nọc độc của rắn có ở móc độc là hai răng cửa nhọn hơi quặt vào nơi hàm trên, tuyến tiết nọc ở phía trước móc độc sau môi trên, nhìn từ phía ngoài sau hai u mắt. Khi rắn cắn, răng phập vào, môi trên ép xuống, nọc chứa sẵn trong tuyến bị ép ra. Chất độc nọc rắn gọi chung là zootoxin, có các độc tố crotelotoxin, ophyotoxin, các alcaloid, protein, enzym…, gây độc chủ yếu là những hợp chất chứa N, có tính kiềm và hoạt tính sinh học mạnh hơn cả so với các chất tự nhiên. Tây y dùng nọc rắn với liều lượng thích hợp dưới dạng thuốc bôi, xoa gây tê, giảm đau nhức, chống viêm trong các bệnh viêm dây thần kinh, sưng khớp, viêm cơ. Nọc rắn dùng sản xuất huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Nọc còn có tác dụng dung giải tế bào ung thư và giảm đau giai đoạn cuối của bệnh này.
Rượu rắn đã có từ thời Tây Chu và được coi là một loại thuốc trị bệnh, giúp tráng dương theo Trung Y. Nó có thể được tìm thấy ở Trung Quốc, Việt Nam và trên khắp khu vực Đông Nam Á.
2: công dụng của rượu rắn
Rượu rắn là một trong những loại rượu cổ truyền được cha ông ta sử dụng từ hàng ngàn đời qua. Đến nay rượu rắn vẫn được rất nhiều anh em ưa dùng bởi hiệu quả tuyệt vời của nó cho sức khỏe.
Tuy nhiên không phải cứ là rắn độc thì gây hại cho đời sống con người, mà thực tế hầu hết các loài rắn độc đều có công dụng và lợi ích cho sức khỏe đời sống con người. Trong đó nhiều loài rắn độc được các nhà khoa học chiết xuất lấy dịch lọc để chế thuốc chữa bệnh.
Hầu như tất cả các thành phần của con rắn đều là những vị thuốc quý:
- Thịt rắn có tác dụng bồi bổ cơ thể, điều trị đau nhức xương khớp.
- Mật rắn được cho là có công dụng tốt nhất trong các thành phần của con rắn.thường được dùng mật rắn để điều trị ho viêm phế quản đau lưng mỏi gối.
- Tiết rắn: tác dụng bồi bổ tăng cường sức khỏe, bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý nam giới.
- Xác rắn tưởng chừng bỏ đi nhưng cũng là một vị thuốc. Trongcác cuốn sách y học cổ truyền có ghi xác rắn có công dụng sát trùng và điều trị ghẻ lở.
Ngoài tự nhiên có đến hàng trăm loài rắn khác nhau, song chúng ta thường chỉ dùng một số loài nhất định để làm thuốc. Dưới đây là thống kê những loại rắn thường được dùng nhiều nhất trong các bài thuốc ngâm rượu:
- Rắn cạp nong (hoặc cạp nia)
- Rắn hổ mang
- Rắn ráo
- Rắn hổ trâu
- Rắb ba chỉ
Theo kinh nghiệm dân gian rượu rắn có rất nhiều lợi ích và tác dụng tốt cho sức khỏe, điển hình là những tác dụng sau:
- Điều trị đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi.
- Điều trị đau thần kinh tọa, bán thân bất toại
- Bồi bổ tăng cường sức khỏe.
- Tăng cường sinh lý cho nam giới
3: cách ngâm rượu rắn
bước 1: Trước hết phải bỏ đầu, ruột. Nhiều người vẫn lấy cả đầu vì không thấy độc mà nếu có độc thì mới trị được độc. Bình rượu cần có cả đầu mới đủ. Về đuôi có người bỏ khúc 10cm cuối. Có người lại ca tụng phần đuôi (tất nhiên khi lấy dài hơn 10cm) vì đó là phần tập trung tinh lực của cả con rắn. Nhờ có đuôi, con rắn mới hoạt động linh hoạt và gồng cả mình lên để tấn công kẻ thù.
Mật rắn rất quý để ngâm riêng tốt hơn ngâm chung. Có nơi chọn rắn tươi đã làm sạch để sau 3 tháng đào lên lấy bộ xương riêng để ngâm rượu:
Bươc 2: Làm sạch rắn thường người ta không chỉ lau rửa bằng rượu và nước gừng không dùng nước lã nhất là khi đã mổ ra rồi. Người ta còn có cách cho rắn đã làm sạch vào bình đổ ngập rượu ngâm 24 giờ đổ rượu đó đi để khử độc. Rượu đổ lần thứ hai mới dùng.
Rắn là phong dược phải kèm các vị huyết dược (Ví dụ: Hà thủ ô, kê huyết đằng, quy vĩ…) vì Đông y quan niệm “Trị phong tiên trị huyết. Huyết hành phong tự diệt”. Một số cơ sở muốn “tinh giản” công thức để hiện đại hoá rượu rắn đã cắt bớt phần huyết dược gây giảm hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn.
Để bớt tanh, người ta cho thêm vào rượu rắn một số dược liệu có tinh dầu như trần bì (vỏ quýt lâu năm, hồi, thiên niên kiện…).
4: Dùng rượu gì để ngâm rắn
khi ngâm rắn ta nên sử dụng một số loại rượu trắng có lồng độ cao (40 độ) như rượu Kim Sơn -Ninh Bình Trong rượu và bia đều có chứa cồn, tức là ethanol (hay rượu etylic- C2H5OH). Tùy theo từng loại rượu khác nhau mà nồng độ cồn khác nhau rất nhiều. Rượu trắng thường chứa khoảng 30-40% cồn.
Những trường hợp nào không nên dùng rượu rắn?
Những người hay bị dị ứng, không uống được rượu (bệnh đường tiêu hoá, tăng huyết áp…) và không uống được rượu nặng (40 độ). Những người này nên dùng rắn được chế biến dưới dạng viên hoàn, chống chỉ định đối với người có phong do huyết hư (huyết hư sinh phong). Về thịt rắn có sách khuyên người tiêu hoá không tốt không nên dùng…